Hướng dẫn cơ bản khi thi công phòng nghe nhạc, phòng giải trí gia đình
NHỮNG NGUYÊN TẮC KHI THIẾT PHÒNG NGHE NHẠC GIA ĐÌNH DỰA TRÊN CÁC LUẬN ĐIỂM KHOA HỌC VỀ ÂM HỌC
- · Hạn chế tối đa rung chấn ảnh hưởng đến thiết bị nguồn phát: Bố trí loa càng xa thiết bị nguồn càng tốt
Người dùng nên bố trí loa càng xa các thiết bị nguồn cáng tốt vì những thiết bị như đầu CD, DVD, đầu đĩa than vốn rất “nhạy cảm” với rung động. Khi loa đặt quá gần, sóng âm vô hình tạo thành những ngoại chấn ảnh hưởng đến sự chuyển động của mâm quay, mắt đọc, làm thay đổi sắc âm, gây méo tiếng. Hệ thống tốt sẽ trình diễn một bức tranh âm thanh cân đối. Một hệ thống được xem là set-up đúng khi thể hiện được một bức tranh âm thanh cân đối, trong đó, người nghe có thể cảm nhận như ca sĩ đang đứng trước mặt vị trí nhạc cụ, độ sâu của không gian trình diễn…
Vị trí nghe tốt nhất trong phòng là nơi mà cường độ tín hiệu âm thanh từ loa đến tai bạn mạnh hơn (hoặc ít nhất là bằng) những sóng âm phản hồi từ trần, tường và sàn. Vậy nên, cách thức đơn giản để tiếp cận âm thanh trực tiếp là bạn có thể di chuyển vị trí ngồi đến gần loa hơn vì khi tai bạn có thể tiếp nhận đúng phân lượng giữa âm thanh trực tiếp và gián tiếp (phản hồi), lúc đó, hình âm hay không gian trình diễn sẽ được thể hiện chính xác theo đúng bản thu. Người nghe sẽ cảm nhận tốt hơn về độ sâu và độ rộng của sân khấu.
- · Tránh xa những bức tường:
Đây là quy tắc khá cổ điển vẫn được các chuyên gia âm thanh nhắc đi nhắc lại trong những lần tư vấn set-up hệ thống âm thanh. Các bức tường, góc nhà, gầm cầu thang là những vị trí sẽ tạo nên sự tăng cường bass, gây méo tiếng. Để tránh cộng hưởng phòng nghe và đảm báo dù khoảng cách thời gian giữa sóng trực tiếp và sóng phản hồi đến tai người nghe, hệ thống loa phải được đặt ở vị trí thoáng, không bị gò ép bởi những bức tường hoặc những vật có tiết diện lớn. Tương tự như ở vị trí ngồi, bạn không nên ngồi quá gần tường sau và cách tường bên khoảng cách tốt thiểu là một mét. Nếu ngồi gần tường, tai bạn sẽ nhận toàn những sóng phản hồi từ các bức tường, làm mất tính trung thực của âm thanh.
Mỗi loa trong hệ thống có thể gây nên sự cộng hưởng trùng với cộng hưởng phòng nghe gây nhiễu âm. Cộng hưởng phòng xảy ra ở ba hướng của phòng nghe, theo chiều ngang, cao, và chiều sâu của phòng. Mức độ cộng hưởng ở chiều ngang, cao hay thấp tùy thuộc vào khoảng cách giữa loa và hai tường bên. Tương tự như vậy, cộng hưởng chiều sâu phụ thuộc vào khoảng cách giữa loa và hai mặt tường trước sau. Để tối ưu hóa, bạn nên hướng mặt loa vào vị trí ngồi nghe thành hình tam giác với một góc 15 độ (so với trục song song tường bên), điều này giúp giảm thiểu hiện tượng cộng hưởng phòng, đặc biệt là đối với phòng nghe có quá nhiều tiếng bass (bị dội bass). Trong trường hợp âm dội vẫn còn, bạn có thể nâng góc lao lên khoảng 20 độ.
- · Sử dụng vật liệu tiêu âm phòng nghe:
Để giảm thiểu cộng hưởng phòng và sự méo tiếng do sóng âm phản hồi, bạn có thể sử dụng thêm các vật liệu tiêu âm. Không nên để trống hai bên tường, thay vào đó, bạn có thể dùng kệ sách, kệ đĩa hoặc gia công các hộp tán âm bằng gỗ. Lót thảm, dùng thêm màn hoặc sử dụng mousse cách âm dán lên tường và trần. Lưu ý, cộng hưởng theo chiều cao và sóng đứng có ảnh hưởng lớn nhất đến chất lượng âm thanh nên tốt nhất bạn nên xử lý trần bằng mousse. Chi phí cho việc cách âm trần cũng không quá cao. Nếu chưa có điều kiện, bạn có thể chỉ thi công khoảng diện tích ở giữa trần với chiều ngang 1,5 đến 2 m chạy dài đến cuối tường sau.
- · Kiểm tra độ cộng hưởng của phòng: kiểm tra tiếng vang khi vỗ tay trong phòng
Cách đơn giản nhất để kiểm tra mức độ tiêu âm phòng nghe là vỗ tay. Nếu tiếng vang kéo dài thì có nghĩa là phòng tiêu âm chưa tốt.
- · Khoảng cách từ vị trí nghe đến hai loa phải bằng nhau:
Hãy đo lại khoảng cách từ vị trí ngồi nghe đến hai loa để đạt được hiệu quả trình diễn stereo và không gian sân khấu tốt nhất – khoảng cách này phải bằng nhau. Nếu sử dụng thảm, bạn nên dùng bút lông đánh dấu luôn vị trí nghe để khỏi phải đo lại mỗi khi vệ sinh sàn, thảm.
- · Không đặt loa song song với cạnh tường:
Mặc dù đã đề cập ở nguyên tắc trước là nên set-up loa hướng vào vị trí người nghe một góc từ 15 – 20 độ, nhưng một số sách hướng dẫn đặt loa bán trên thị trường vẫn mô tả cách bố trí loa song song với cạnh trường. Cách này rất dễ gây cộng hưởng phòng. Các chuyên gia khi test thông số kỹ thuật của loa (dải tần, độ nhạy…) đều hướng loa ở một góc 15 độ vào micro test thì không có lý do gì để không tuân theo quy tắc này.
- · Giảm trầm ở loa có thiết kế bass refle, lỗ hơi phía sau:
Đối với loa có thiết kế bass reflex lỗ hơi phía sau, nếu sau khi thực hiện các nguyên tắc trên mà bass vẫn bị dư thì bạn có thể sử dụng một tấm vải cũ, hoặc mousse xốp chèn vào lỗ hơi. Làm như vậy bạn sẽ giảm được khoảng từ 30 đến 50 Hz cộng hưởng của thùng loa.
- · Giảm chói ở dải cao:
Một thủ thuật nhỏ để giảm những âm treble bị chói: Bạn hãy thử với một tấm thảm lót sàn. Không dùng loa thiết kế bass reflex ở phòng nghe có diện tích nhỏ
Theo những nguyên tắc trên, việc trang bị loa có thiết kế bass reflex trong phòng nghe có diện tích nhỏ là một điều nên tránh. Ở phòng nhỏ, khoảng cách giữa tường trước, tường sau nhỏ nên tần số cộng hưởng sẽ rất dễ trùng với tần số của loa, nhất là thiết kế bass reflex. Nhưng nếu đã trang bị một đôi, bạn hãy dùng những nguyên tắc đã kể trên để giảm cộng hưởng.
Chú ý độ cao của loa treble và độ cao của tai người nghe: Khi set-up, bạn nên chú ý độ cao của loa treble phải ngang với độ cao của tai người ở vị trí nghe. Điều này làm tăng không gian trình diễn và độ mở của sân khấu.